Đối với mỗi vận động viên Cờ Vua, việc thi đấu là quan trọng nhất, và kết quả của mỗi ván cờ là thành quả đạt được cho cả quãng đường dài khổ luyện. Tuy nhiên, đa số các bạn vận động viên sau cả một quá trình tập luyện dài như vậy lại chỉ quan tâm đến kết quả THẮNG hoặc THUA khi thi đấu, mà bỏ quên từng ván cờ của mình. Các bạn có thể vì rất buồn khi thua…hoặc đơn giản vì “ham chơi”… hoặc vì “lười phân tích”… hoặc vì “con không biết phân tích” nên thường lơ là, không xem lại ván đấu của mình. Đó là một ĐIỂM CỰC KÌ YẾU của rất nhiều vận động viên.

ĐẤU CỜ – dù là đấu tập ở nhà hay thi đấu thực tế trên đấu trường – vẫn đều rất quan trọng để chúng ta nhìn lại và nhận xét về bản thân mình – về những gì mình đã học được và những gì mình còn yếu.

✍️ Vì vậy, hôm nay Thầy Cô #The_CHESS_HOUSE sẽ hướng dẫn các bước cơ bản để các bạn có thể hình dung được QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH VÁN ĐẤU là như thế nào nhé!

✔️ Bước 1: Hiển nhiên là chúng ta phải ghi chép biên bản đầy đủ khi thi đấu để dễ dàng phân tích nhé!

✔️ Bước 2: Bắt đầu chuẩn bị sắp xếp Quân – Bàn Cờ và biên bản thi đấu.

✔️ Bước 3: Phân tích phần Khai Cuộc (phần Khai Cuộc thường sẽ kết thúc khi đã hoàn thành việc Nhập thành – An toàn Vua, và thường kéo dài 10 – 15 nước đầu của ván cờ).

  1. Bạn đã làm đúng 5 Nguyên Tắc Khai Cuộc chưa? (5 Nguyên tắc khai cuộc là gì nhỉ…? ??? Nếu lỡ quên hoặc chưa biết thì bạn bấm vào link để học lại nhé!)
  2. Vị trí sắp xếp quân của bạn đã ổn chưa? Có quân nào đang ở nhà và chưa vào vị trí sẵn sàng chiến đấu hay không?
  3. Bạn đã nhập thành chưa??
  4. Xem xét và kiểm tra vị trí quân và Vua của đối phương.

✔️ Bước 4: Phân tích phần Trung Cuộc (đây là phần quan trọng nhất của cuộc chiến Cờ Vua – khi các quân bắt đầu giao tranh dữ dội)

  1. Xem xét các yếu tổ chiến lược: Vị trí quân của bạn như thế nào? Các quân đang tập trung nhắm vào điều gì?
  2. Kế hoạch chơi của bạn là gì? (Tấn công trung tâm/ tấn công cánh Vua/ hay tấn công cánh Hậu…?) Bạn đã đặt cho mình 1 kế hoạch chơi hợp lí chưa?
  3. Kế hoạch chơi của đối phương là gì? Bạn có đang thực hiện được các nước đi nhằm làm ngăn cản kế hoạch của đối phương chưa?
  4. Xem xét và phân tích các yếu tố chiến thuật – trao đổi quân. Bạn có bỏ quân hay không? Có sót đòn chiến thuật nào hay không?

✔️ Bước 5: Phân tích phần Tàn Cuộc đến lúc lôi quân Vua ra trận rồiiii (đây là giai đoạn cuối cùng của ván cờ, thường quyết định kết quả Thắng – Thua của cả ván cờ)

  1. Cấu trúc Chốt của bạn như thế nào sau giai đoạn Trung Cuộc? Phân tích chốt mạnh/chốt yếu của cả 2 bên. Bên nào có chốt thông hay không?
  2. Đây là loại Cờ Tàn nào? Các quân nào còn sống sót trên bàn cờ sau cuộc chiến tàn khốc ở Trung Cuộc?
  3. Nhận xét vị trí Vua: Vua của bạn đã tích cực chưa? Có hỗ trợ cho Tốt và các quân của mình chưa? Kế hoạch chơi tiếp theo như thế nào để xử lí các chốt đối phương?

✔️ Bước 6: Đi quân lại diễn biến thế cờ một lần nữa, kết hợp với phân tích cảm xúc và suy nghĩ của mình trong từng giai đoạn để hoàn thành bản phân tích nhé!


  • Ván cờ minh họa: TRẦN NGỌC LINH TRÂM – PHẠM MAI PHƯƠNG NGHI 

Đây là ván đấu diễn ra giữa 2 bạn Nữ U9 trong một tình huống tranh chấp huy chương căng thẳng ở Giải Cờ Vua Xuân Đồng Bằng Sông Cửu Long Mở Rộng 2020 diễn ra tại Tỉnh Đồng Tháp vừa qua.

⚔⚔⚔ Chúng ta hãy cùng theo dõi và phân tích ván đấu này nhé!

Topics #biên bản #phân tích ván đấu #thi đấu